Ngày 5/10, Liên đội trường Tiểu học Nguyễn Trãi đã tổ chức tuyên truyền tới học sinh về phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.
Theo nhận định của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam nằm trong khu vực Tây Thái Bình Dương có mức nguy cơ xâm nhập của bệnh từ thấp đến trung bình. Đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 1 ca bệnh.
Vậy bệnh Đậu mùa khỉ là bệnh gì?
Bệnh đậu mùa khỉ do virus đậu mùa khỉ gây ra; Bệnh lây truyền sang người khi có tiếp xúc trực tiếp với máu, thịt, dịch cơ thể của động vật, người bị bệnh hoặc vật dụng nhiễm virus.
Virus đậu mùa khỉ có thể lây từ người sang người khi có tiếp xúc trực tiếp gần, lây qua vết thương hở, dịch cơ thể, giọt bắn lớn của đường hô hấp và qua tiếp xúc với các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh như chăn, ga, gối…
Để chủ động kiểm soát, phòng, chống dịch bệnh đậu mùa khỉ , Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh như:
- Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.
- Người dân cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi; không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng...
- Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời; chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục.
- Mọi người cần tránh tiếp xúc gần với người mắc hoặc nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ; tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh.
- Trong trường hợp nơi ở, nơi làm việc có người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh, cần thông báo cho cơ quan y tế để được tư vấn và xử trí kịp thời, không tự ý điều trị.
Một số hình ảnh: